Công dụng bất ngờ của vitamin C với làn da

Vitamin C có tên gọi là acid ascorbic. Tồn tại trong cơ thể chúng ta dưới hai dạng D và L và tham gia vào các hoạt động khác nhau của cơ thể.

Dạng D không có hoạt tính sinh học. Dạng L khi bị ôxy hóa lần đầu chuyển thành axit dehydro ascorbic (hơi ngả màu) vẫn còn hoạt tính sinh học của vitamin C.

Nếu tiếp tục ôxy hóa nữa sẽ thành diketo golunat có màu vàng sẫm thì mất hoạt tính sinh học của vitamin C.

1. Tác dụng làm đẹp của vitamin C đối với làn da

Giúp duy trì vẻ đẹp và  gia tăng tuần hoàn máu, lấy đi oxygen hoạt hóa, ngăn chặn lão hóa da

Làm mờ vết sạm da, làm mờ đốm nâu và vết nám do vitamin C có tác dụng ngăn chặn sự hình thành và làm mờ sắc tố melanin.

Chữa lành sẹo lõm hoặc tái tạo da sau quá trình bị mụn, hỗ trợ  collagen, tạo độ đàn hồi và săn chắc cho da.

Ức chế tăng tiết nhờn, se nhỏ lỗ chân lông.

Da xãy ra các tình trạng như lỗ chân lông dầy sừng, da dễ bị bầm, chảy máu, giảm khả năng liền sẹo của vết thương khi thiếu vitamin C.

Điều trị da bị tổn thương do tác hại của ánh nắng.

2. Vì sao vitamin C có tác dụng làm đẹp da

Bạn cần hiểu rõ về làn da để hiểu được cơ chế tác động của vitamin C. Cấu tạo da gồm 3 lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì. Thượng bì là lớp ngoài cùng của da, gồm có 4 lớp chính: tính từ ngoài vào trong là lớp tế bào sừng, lớp hạt, lớp gai, lớp đáy.

Lớp đáy chính là nơi sản sinh hắc tố melanin , nguyên nhân hình thành các vết thâm, nám. Vitamin C có tác dụng ngăn sự hình thành và làm mờ hắc tố melanin. Tuy nhiên, vitamin C phải được đưa vào sâu lớp đáy của thượng bì mới thực sự phát huy hiệu quả.

 

3. Các cách bổ sung vitamin C cho da

Thoa trực tiếp Vitamin C lên da: bạn nên chọn sản phẩm chứa vitamin C nồng độ cao và ở dạng ổn định với độ pH trung  vì nếu pH quá cao sẽ gây dị ứng cho da. Ngoài ra, nhược  điểm của cách này là vitamin C chỉ có tác dụng bề mặt, khó thẩm thấu qua da, không ổn định, dễ phân hủy.

Bổ sung vitamin C từ thực phẩm: thường có trong các loại trái cây, rau xanh. Cách này được sử dụng phổ biến và an toàn hơn là thoa trực tiếp vitamin C nguyên chất vào vùng da cần điều trị. Cần sử dụng đều đặn trong thời gian dài mới có tác dụng.

Tiêm vitamin C trực tiếp vào da: nguy hiểm, dễ gây sốc.

Uống: vitamin C rất dễ tương tác với các chất khác, hơn nữa không có tác dụng cục bộ lên vùng da cần điều trị. Cách này tiện lợi và hiệu quả tương đối hiệu quả. Hiện nay chị em đang sử dụng rộng rãi phương pháp này vì những ưu điểm trên. 

4. Lưu ý khi sử dụng vitamin C

Bổ sung vitamin C với liều lương thế nào? Tuy Vitamin c có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với làn da, nhưng bạn không được sử dụng quá nhiều.

Các tác dụng phụ khi sử dụng dư vitamin C thường gặp là: có nguy cơ bị tiêu chảy, loét đường tiêu hoá (nếu uống vào lúc bụng trống), sỏi thận oxalat (do dehydroascorbic chuyển thành axít oxalic tạo sỏi), tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, giảm độ bền hồng cầu.

Nhu cầu khuyến cáo cung cấp vitamin C hàng ngày cho cơ thể chỉ là 60mg . Hạn chế dùng vitamin C liều cao (quá 1g/ngày), nếu dùng lâu dài ( trên 2 tháng) nên hỏi ý kiến bác sĩ.

 

5 | ★ 253